Khắc phục những tồn tại trong thực hiện chương trình OCOP
Sau hơn thời gian triển khai thực hiện, Kinh Môn là đơn vị tốp đầu của tỉnh trong chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, chiếm đến hơn 30% sản phẩm Ô Cốp của tỉnh với 25 sản phẩm đã được công nhận, 19 sản phẩm đang xây dựng. Chương trình đã tạo ra sản phẩm hàng hóa đa dạng, góp phần phát triển các nhóm sản phẩm hàng hóa đặc thù và ngày càng khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của thương hiệu Ô Cốp.
 

Thị xã Kinh Môn triển khai thực hiện chương trình Ô Cốp bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo sức lan tỏa rộng rãi trong toàn hệ thống chính trị. Sản phẩm Ô Cốp không ngừng được hoàn thiện nâng cấp và có nhiều chuyển biến rõ rệt về quy mô chất lượng, quy trình của sản xuất, chế biến cũng như mẫu mã bao bì, hệ thống nhận diện thương hiệu,…Chương trình Ô Cốp góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng gia tăng giá trị; phát triển sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của địa phương theo chuỗi giá trị.

Từ những lợi thế trên, các hộ sản xuất kinh doanh, Hợp tác xã, doanh nghiệp đã tập trung sản xuất và liên kết cùng doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, với mong muốn phát triển kinh tế tập thể, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương nhằm tăng khối lượng và chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn, phù hợp với yêu cầu thị trường. Tuy nhiên, qua  triển khai thực hiện, chương trình đã cho thấy những tồn tại, hạn chế.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Hiện nay, tỉnh chưa có chính sách riêng hỗ trợ phát triển sản phẩm Ô cốp của thị xã Kinh Môn; kể cả các sản phẩm chủ lực như hành, tỏi, sắn dây, nếp cái hoa vàng cũng chưa có chương trình hỗ trợ riêng; các chương trình hỗ trợ là chương trình lồng ghép nên hiệu quả chưa cao.

Đối với chủ thể sản xuất: Đa số người dân chưa hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa, nội dung của chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm do đó việc triển khai thực hiện phát triển sản xuất chương trình Ô cốp còn gặp nhiều khó khăn. Quy mô sản xuất manh mún, liên kết sản xuất nhỏ lẻ, việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn khó khăn dấn đến chưa có nhiều vùng sản xuất hàng hóa lớn để tạo ra sản phẩm Ô cốp có quy mô, giá trị sản xuất cao.

Cùng với đó, các sản phẩm Ô cốp của thị xã hiện vẫn chưa có nhiều sản phẩm kết nối với các siêu thị và chuỗi bán lẻ riêng. Các chủ thể tham gia Ô cốp là các hộ sản xuất, doanh nghiệp, Hợp tác xã quy mô sản xuất nhỏ nên rất khó kết nối với các siêu thị và chuỗi bán lẻ. Nguyên nhân: mặc dù được đánh giá tốt về chất lượng, song khâu thương hiệu còn nhiều bất cập, bao bì, nhãn mác chưa bắt mắt, thậm chí ghi nhãn thiếu thông tin theo quy định,… Phát triển theo chu trình Ô cốp cũng là phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị, vì thế việc đánh giá gắn sao cho các sản phẩm mới là đầu chuỗi. Phần cuối chuỗi và cũng là phần then chốt giúp chuỗi này tồi tại là xúc tiến thương mại tìm kênh tiêu thụ cho sản phẩm. Việc phát triển các điểm bán hàng và quảng bá, liên kết tiêu thụ sản phẩm Ô cốp cũng là khâu quan trọng nhất, tạo nên hệ thống phân phối hiệu quả, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Để đưa hàng hóa vào hệ thống đòi hỏi sản phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Quy định là vậy nhưng các đơn vị sản xuất theo phương thức nhỏ lẻ, manh mún. Đây là một nguyên nhân khiến sản phẩm Ô cốp chưa tiếp cận được hệ thống bán lẻ hiện đại. Chính bởi việc tiêu thụ vẫn chủ yếu qua thị trường truyền thống nên dễ bị đánh đồng với các sản phẩm cùng loại kém chất lượng trên thị trường.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá và thực tiễn cho thấy: hầu hết các sản phẩm Ô cốp của thị xã đều có khả năng phát triển, đa dạng hóa sản phẩm và thương mại hóa. Bên cạnh đó, thị xã còn là vùng nguyên liệu rộng lớn với các sản phẩm nông nghiệp rất đặc trưng, các sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm hàng ngày nhưng cũng vừa đáp ứng được chế biến chuyên sâu để phục vụ xuất khẩu. Đây là lợi thế rất lớn giúp các doanh nghiệp khi đầu tư phát triển công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến nông sản vào thị xã Kinh Môn. Bên cạnh đó, khi ngành du lịch của thị xã đang có những bước phát triển mạnh mẽ, khách du lịch cũng có nhu cầu rất lớn về việc thưởng thức ẩm thực, mua các sản phẩm lưu niệm, hàng đặc sản, thủ công mỹ nghệ,…Vì thế Kinh Môn đặc biệt quan tâm tới việc kết nối giữa ngành Thương mại và ngành Du lịch.

        Về phía cơ quan Nhà nước, cần xây dựng các chính sách hỗ trợ đủ mạnh giúp các đơn vị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Ô cốp của tỉnh nói chung và thị xã Kinh Môn, để phát huy được hết thế mạnh các sản phẩm nông nghiệp của thị xã, tạo sự liên kết trong cân đối cung-cầu nông sản, góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững ngành nông nghiệp của tỉnh. Từ đó sẽ thúc đẩy việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Ô cốp có điều kiện phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới./.

Thu Xuân
 
In trang Quay lại Lên trên
Các tin khác
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên 54,2 héc ta đất trồng lúa kém hiệu quả (08/03/2024)
- Thị xã Kinh Môn trồng được hơn 20 nghìn cây các loại (01/03/2024)
- Thăm trang trại đà điểu của “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2023 (28/02/2024)
- Đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa chiêm xuân  (28/02/2024)
- Thượng Quận xây dựng thương hiệu nông nghiệp gắn truy xuất nguồn gốc (27/02/2024)
- Minh Hòa phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay(12/05/2023)
- Hướng dẫn một số biện pháp phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi(12/05/2023)
- Nét đẹp những tuyến đường nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở Kinh Môn(08/05/2023)
- Tăng cường phòng chống dịch bệnh nuôi trồng thuỷ sản(05/05/2023)
- Đề xuất quy định khu vực không được phép chăn nuôi theo Luật chăn nuôi (05/05/2023)
++ THÔNG BÁO
+ Thông báo lịch làm việc của Lãnh đạo Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thị xã Tuần 12 (từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 24/3/2024)
+ Thông báo về việc thay đổi lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã tại buổi tiếp ngày 14/3/2024
+ Thông báo lịch làm việc của Lãnh đạo Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thị xã Tuần 11 (từ ngày 11 tháng 3 đến ngày 17/3/2024)
+ Thông báo lịch làm việc của Lãnh đạo Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thị xã Tuần 10 (từ ngày 04 tháng 3 đến ngày 10/3/2024)
+ Thông báo lịch làm việc của Lãnh đạo Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thị xã tuần 09 (từ ngày 26 tháng 02 đến ngày 03/3/3024)
Lịch làm việc
Thư điện tử
Học tập và làm theo lời Bác
++ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
Dịch vụ Công tỉnh Hải Dương
Bộ Thủ tục Hành chính cấp huyện
TTHC tỉnh Hải Dương
++ HỆ THỐNG VĂN BẢN
Văn bản ban hành của Thị xã
Văn bản ban hành của tỉnh
Văn bản QPPL
Công báo tỉnh Hải Dương
++ VIDEO HOẠT ĐỘNG
++ ĐÀI PHÁT THANH THỊ XÃ
- Quốc ca
THÔNG TIN CỦA TỈNH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Trả lời phản ánh, kiến nghị người dân
LƯỢT TRUY CẬP
Đang online: 39
Hôm nay 161
Tháng này: 606,931
Tất cả: 6,353,339
THƯ VIỆN ẢNH