Cây trồng: Lúa mùa: Cơ bản đã gieo cấy xong(53.500ha); Rau màu vụ hè thu: đã gieo trồng được khoảng 7.000 ha (gồm ngô, dưa các loại, rau ăn lá…).
1. Tình hình dịch hại đến ngày 19/7:
Trên lúa mùa: Chuột gây hại rải rác với tỷ lệ hại thấp; Ốc bươu vàng gây hại trên những chân ruộng trũng gần mương máng với DTN là 700ha, mật độ trung bình từ 5-10 con/m2, cao >30 con/m2.
Trên dưa, bầu bí: Bệnh phấn trắng, sương mai, giả sương mai gây hại rải rác.
Trên rau các loại: Sâu xanh da láng gây hại gia tăng trên hành (mủa).
Trên ngô: Sâu keo mùa thu gây hại nhẹ; bệnh đốm lá, bệnh rỉ sắt gây hại rải rác ngô đang ở thời kỳ trỗ cờ trở đi.
Trên ổi: Bọ phấn, rệp sáp, giòi đục quả, … gây hại rải rác.
2. Dự báo tình hình dịch hại đến ngày 26/7/2023:
Trên lúa mùa: Chuột, ốc bươu vàng tiếp tục gây hại rải rác trên mạ, lúa mới cấy.
Trên nhóm dưa, bầu bí: Bọ phấn, bọ trĩ, bệnh giả sương mai, phấn trắng có xu hướng tiếp tục gây hại gia tăng.
Trên rau các loại: Sâu xanh da láng gây hại gia tăng trên hành (mủa).
Trên Ngô: Bệnh gỉ sắt, đốm lá tiếp tục gây hại tăng trên những ruộng trồng dày ở giai đoạn trỗ cờ trở đi; sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại trên ngô ở những diện tích từ giai đoạn ngô 4-6 lá đến xoáy nõn trên những diện tích không được phun trừ kịp thời.
Trên ổi: Bọ phấn, rệp sáp, ... tiếp tục gây hại rải rác.
3. Khuyến cáo các biện pháp:
- Trung tâm DVNN các huyện, TP,TX: chỉ đạo các địa phương tổ chức diệt chuột tập trung trước khi gieo cấy vụ mùa. Thu bắt rầy lưng trắng giai đoạn trước và sau cấy 5-7 ngày; kịp thời gửi về Chi cục để gửi đi phân tích giám định rầy mang nguồn bệnh lùn sọc đen. Tăng cường hướng dẫn cho nông dân các biện pháp trừ cỏ, trừ ốc cho lúa mới gieo cấy.
Các vùng trồng rau màu: Tăng cường điều tra sâu bệnh hại và hướng dẫn nông dân các vùng chuyên canh rau thực hiện xử lý đất trước khi trồng lứa, vụ rau mới, kịp thời phòng trừ sâu bệnh nhất là bệnh chết cây con; hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV đảm bảo an toàn sản phẩm- Các huyện có diện tích ngô tập trung cần tiếp tục theo dõi, hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu keo mùa thu nhất là trên các diện tích ngô mới trồng.
Những địa phương có nhãn tập trung cần tăng cường theo dõi và hướng dẫn giám sát nông dân phòng trừ kịp thời đối với các đối tượng sâu bệnh. Những vùng phục vụ xuất khẩu, thực hiện tốt theo hướng dẫn của công văn số: 126/TTBVTV-NV ngày 24/3/2023 của Chi cục Trồng trọt và BVTV.
- Nông dân:
Tích cực tham gia công tác diệt chuột ở địa phương.
Khẩn trương gieo cấy những diện tích còn lại cho kịp thời vụ.
Khi sử dụng thuốc trừ cỏ, trừ ốc cần tuân theo đúng khuyến cáo để đảm bảo an toàn.
Trên Ngô: Tích cực theo dõi và phòng trừ sâu keo mùa thu nhất là trên diện tích ngô từ 3 lá đến xoắn nõn.
Trên vải: Cắt tải cành, dọn vườn cho diện tích vải đã thu hoạch. Lưu ý thu gọn cành khô ra nơi khác để tận dụng làm chất đốt, không đốt ngay tại vườn.
Trên nhãn: Tiếp tục theo dõi và phòng trừ sâu bệnh hại theo đúng hướng dẫn của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp.
Trên ổi: Cắt tỉa cành, thu gom, tiêu hủy cành lá, quả thối, rụng để tiêu hủy, diệt nguồn sâu bệnh hại.
Đối với cây rau, màu: Tăng cường áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp(IPM); tăng cường phòng trừ dịch hại bằng cách ngắt tiêu hủy các lá bệnh, cây bệnh....Trường hợp phải phun thuốc BVTV thì chỉ chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV có trong danh mục đăng ký được khuyến cáo sử dụng trên rau, trong đó ưu tiên chọn các loại thuốc ít độc, thuốc thảo mộc, thuốc vi sinh và phải đảm bảo đúng thời gian cách ly trước khi thu hoạch.
Khi sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng” và mang đầy đủ bảo hộ lao động, thu gom vỏ bao bì về nơi quy định./.
Thu Xuân/tổng hợp