Kỳ vọng mới cho hành, tỏi Kinh Môn
Để nâng cao giá trị cây hành tỏi, cấp uỷ, chính quyền và nhân dân thị xã Kinh Môn đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp mang lại kỳ vọng mới trong thời gian tới.
 

Gắn bó với cây hành tỏi, từ trồng hành, buôn hành, chị Nguyễn Thị Ngân ở thôn Bản Trại, xã Thượng Quận nhận thấy việc tiêu thụ hành tỏi vẫn phụ thuộc rất nhiều vào thị trường, nỗi lo “được mùa mất giá”. Thậm chí có những năm “được mùa – được giá” thì sau khi thu hoạch, người dân vẫn canh cánh nỗi lo thời tiết bất thuận khiến hành hao hụt khi bảo quản. Năm 2021, chị Ngân quyết định đầu tư mở xưởng phi hành, tỏi khô. Đến nay, cơ sở của chị đã đi vào nề nếp, giải quyết việc làm cho 5-7 lao động. Trung bình mỗi ngày, cơ sở của chị chế biến ra 5 – 6 tạ hành phi, xuất bán đi các đầu mối trong cả nước. Giá mỗi cân hành phi tuỳ thuộc vào giá hành củ tại thời điểm. Nhưng trừ chi phí vẫn cao hơn từ 1,5-2 lần so với bán hành củ.

Đồng chí Nguyễn Xuân Hạ - Trưởng phòng kinh tế thị xã cho biết: “Những năm gần đây, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nhiều người dân chuyển hướng từ buôn hành củ sang thái sấy, phi hành, tỏi khô và trở thành “nghề mới” mang lại hiệu quả cho các hộ dân. Ưu điểm của “nghề hành phi” là không cần nguồn vốn đầu tư lớn, nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có, đáp ứng được yêu cầu số lượng lớn của khách hàng bất cứ lúc nào. Việc vận chuyển, tiêu thụ dễ dàng hơn và cũng giải quyết được những khó khăn về hao hụt khi người dân bảo quản hành củ. Hiện trên địa bàn thị xã có khoản 60 cơ sở hành phi, ở các xã/phường: An Phụ, Hiệp Hoà, Thượng Quận, Lạc Long, Quang Thành, Lê Ninh. Hành phi cũng là sản phẩm được một số xã lựa chọn, đăng ký xây dựng sản phẩm Ô cốp năm 2023. Nếu sản phẩm đạt Ô Cốp sẽ góp phần thúc đẩy việc chế biến từ sản phẩm hành tỏi thô sang sản phẩm thành phẩm, nâng cao giá trị của hành, tỏi Kinh Môn”.

Tự hào là thủ phủ hành tỏi lớn nhất Miền Bắc, thị xã Kinh Môn hiện có trên 3.800 ha hành, tỏi vụ đông mỗi năm. Sản lượng đạt bình quân hơn 63 nghìn tấn. Giá trị kinh tế hơn 1.300 tỷ đồng. Thế nhưng, hiện hành, tỏi Kinh Môn vẫn loay hoay tìm hướng xuất ngoại. Đưa hành tỏi ra thị trường xuất khẩu, nhằm tăng hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần là điều mà cấp uỷ, chính quyền thị xã vẫn luôn hướng đến.

Cuối năm 2022, thị xã Kinh Môn đã liên hệ, đặt vấn đề với doanh nghiệp Nhật Bản để hợp tác, phát triển hành, tỏi Kinh Môn. Phía doanh nghiệp Nhật Bản đã lấy giống tỏi của của Kinh Môn để trồng kiểm nghiệm bên Nhật. Nếu tỏi Việt Nam trồng đạt tiêu chuẩn công nghệ của Nhật thì thị xã sẽ ký kết hợp đồng với doanh nghiệp Nhật Bản để chuyển giao kỹ thuật cho người dân, quy vùng trồng. Người dân Kinh Môn sẽ có sản phẩm có thương hiệu và đạt tiêu chuẩn của Nhật Bản, có thể xuất khẩu sang Nhật, nâng cao giá trị cây trồng…

Đồng chí Trương Đức San – Chủ tịch UBND thị xã cho biết: “Đến nay, trong số các sản phẩm Ô Cốp được UBND tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận, thị xã có nhiều sản phẩm 3 sao, 4 sao đều từ thế mạnh cây hành, cây tỏi như: Tỏi đen Vietkiga, rượu tỏi (4 sao), tỏi mật, vang tỏi đen Vietkiga, siro tỏi đen Vietkiga, hành khô Kinh Môn, tỏi khô Kinh Môn (3 sao). Việc tìm đường xuất khẩu cho hành, tỏi Kinh Môn và nâng cao giá trị sản phẩm này trên thị trường đang được chúng tôi xúc tiến thực hiện với nhiều kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả”.

Không chỉ đậm đà hương vị ẩm thực, hành và tỏi còn được Tổ chức y tế thế giới ví như “thần dược” giúp bảo vệ sức khỏe. Hành, tỏi Kinh Môn đã được công nhận thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam, các sản phẩm chế biến chuyên sâu từ hành, tỏi đều được công nhận Ô Cốp là lợi thế lớn để trở thành thương hiệu mạnh của nông sản Hải Dương trên thị trường xuất khẩu.

       Tuy nhiên, để tiến được ra thị trường thế giới, hành tỏi Kinh Môn đang cần cú “hích” lớn từ cơ chế, chính sách, nhất là các chương trình hỗ trợ, liên kết. Với người dân, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ gìn uy tín thương hiệu cũng là cách thu hút doanh nghiệp đầu tư chuỗi giá trị liên kết vào địa bàn hiện đang rất giàu tiềm năng này./.
 
Thu Xuân 
 
In trang Quay lại Lên trên
Các tin khác
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên 54,2 héc ta đất trồng lúa kém hiệu quả (08/03/2024)
- Thị xã Kinh Môn trồng được hơn 20 nghìn cây các loại (01/03/2024)
- Thăm trang trại đà điểu của “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2023 (28/02/2024)
- Đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa chiêm xuân  (28/02/2024)
- Thượng Quận xây dựng thương hiệu nông nghiệp gắn truy xuất nguồn gốc (27/02/2024)
- Ban hành tiêu chí Điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2023-2025(05/05/2023)
- Rau màu vụ xuân cho sản lượng, giá bán cao(05/05/2023)
- Kinh Môn: Phát triển Hợp tác xã góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp(05/05/2023)
- Xã Hiệp Hoà tu sửa công trình thuỷ lợi đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ(05/05/2023)
- Sử dụng phân bón hữu cơ để có nền nông nghiệp bền vững (05/05/2023)
++ THÔNG BÁO
+ Thông báo lịch làm việc của Lãnh đạo Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thị xã Tuần 12 (từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 24/3/2024)
+ Thông báo về việc thay đổi lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã tại buổi tiếp ngày 14/3/2024
+ Thông báo lịch làm việc của Lãnh đạo Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thị xã Tuần 11 (từ ngày 11 tháng 3 đến ngày 17/3/2024)
+ Thông báo lịch làm việc của Lãnh đạo Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thị xã Tuần 10 (từ ngày 04 tháng 3 đến ngày 10/3/2024)
+ Thông báo lịch làm việc của Lãnh đạo Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thị xã tuần 09 (từ ngày 26 tháng 02 đến ngày 03/3/3024)
Lịch làm việc
Thư điện tử
Học tập và làm theo lời Bác
++ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
Dịch vụ Công tỉnh Hải Dương
Bộ Thủ tục Hành chính cấp huyện
TTHC tỉnh Hải Dương
++ HỆ THỐNG VĂN BẢN
Văn bản ban hành của Thị xã
Văn bản ban hành của tỉnh
Văn bản QPPL
Công báo tỉnh Hải Dương
++ VIDEO HOẠT ĐỘNG
++ ĐÀI PHÁT THANH THỊ XÃ
- Quốc ca
THÔNG TIN CỦA TỈNH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Trả lời phản ánh, kiến nghị người dân
LƯỢT TRUY CẬP
Đang online: 55
Hôm nay 45
Tháng này: 607,333
Tất cả: 6,353,741
THƯ VIỆN ẢNH