Phát huy kết quả đã đạt được và đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ, cũng như quản lý lễ hội Xuân Kỷ Hợi 2019, các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ giải trí lành mạnh, an toàn, tiết kiệm phù hợp với phong tục, tập quán của dân tộc, tạo ra nhiều sân chơi bổ ích tại các khu vui chơi, các Trung tâm sinh hoạt cộng đồng phục vụ nhân dân.
Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 41- CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đổi với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Chỉ thị số 06/CT- TTg, ngày 20/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ “về việc chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm”; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP: quy định về quản lý và tổ chức lễ hội trên lãnh thổ Việt Nam. Tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục. Loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù họp với xu thế hội nhập và phát triển. Phát huy tính tích cực, sáng tạo của nhân dân trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Định hướng tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa giáo dục của lễ hội, di tích. Vận động, thuyết phục người dân, du khách thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội.
Các xã, thị trấn có lễ hội lớn cần chủ động xây dựng các phương án, chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng mọi điều kiện để tổ chức lễ hội đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. Quản lý chặt chẽ hoạt động cấp phép, tổ chức lễ hội trên địa bàn. Khắc phục tình trạng đặt tiền công đức, thắp hương, đốt vàng mã gây phản cảm trong dư luận, mất mỹ quan nơi thờ tự. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc trá hình, “thương mại hóa” hoạt động lễ hội. Làm tốt công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nổ; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường tại khu vực tổ chức lễ hội.
Phòng Văn hóa và Thông tin.