Điển hình trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2.9 (từ 1-4.9), toàn tỉnh đã ghi nhận 30 trường hợp SXH ở nhiều địa phương, trong đó 14 trường hợp mắc mầm bệnh yếu tố nội địa.
Thành phố Hải Dương ghi nhận nhiều ca mắc nhất với 6 trường hợp, tiếp đó các huyện Gia Lộc, Ninh Giang, Thanh Miện mỗi nơi 02 trường hợp…Tính từ 1.1-5.9, toàn tỉnh đã ghi nhận 180 trường hợp mắc SXH.
Qua giám sát mật độ véc tơ truyền bệnh SXH tại các địa phương đều vượt ngưỡng cảnh báo. Thông thường tháng 9 sẽ là đỉnh cao của bệnh SXH lưu hành do nhiệt độ môi trường nóng, ẩm, mưa nên thuận lợi cho muỗi gây bệnh phát triển. Việc một bộ phận người dân chưa có thói quen giữ môi trường sạch sẽ, phát quang bụi rậm…tạo điều kiện cho lăng quăng sinh trưởng và phát triển.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật khuyến cáo trong thời gian tới, số mắc SXH tiếp tục tăng, xuất hiện thêm nhiều các ổ dịch vừa và nhỏ nên các cấp chính quyền, người dân cần quan tâm phòng, chống, tổng vệ sinh xử lý môi trường tránh để dịch bùng phát và lan rộng./.
N.H