Qua thời gian điều tra, điền dã và nghiên cứu, các nhà khoa học đã đánh giá và nhận định: khu di tích quốc gia đặc biệt Nhẫm Dương có đa dạng hệ sinh thái vùng núi đá vôi cả về hệ thực vật và động vật.
Về hệ thực vật: Ghi nhận tại khu di tích chùa Nhẫm Dương có 246 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 203 chi, 92 hộ và 5 ngành. Trong đó có 33 loài vây nhập trồng. Với số lượng 246 loài ghi được ghi nhận trong diện tích chỉ 46,2 ha cho thế, hệ thực vật khu di tích Nhẫm Dương khá đa dạng về thành phần loài. Đã phát hiện 121 loài cây thuốc mọc tự nhiên, trong đó có 3 loài thuộc diện ưu tiên bảo tồn.
Về hệ động vật: đa dạng với 20 loài thú thuộc 11 họ và 4 bộ (trong đó có 2 loài thuộc diện ưu tiên bảo tồn); 60 loài chim (có 2 loài thuộc diện ưu tiên bảo tồn), 18 loài bò sát (có 4 loài ưu tiên bảo tồn thuộc danh mục sách đỏ VIệt Nam và 2 loài thuộc danh lục sách đỏ Thế giới); 87 loài côn trùng ….
Kết quả nghiên cứu cũng đồng nhất quan điểm từ các đợt nghiên cứu trước, khẳng định đây là di tích lịch sử có ý nghĩa to lớn về mặt phật giáo, văn hóa và lịch sử và quân sự.
Các ý kiến tham luận tại hội thảo cũng làm rõ thêm các nội dung: tiềm năng cây thuốc tại khu di tích Nhẫm Dương; Những phát hiện chính về cổ sinh, cổ nhân, khảo cổ; Đôi nét vè giá trị lịch sử văn hóa khu di tích; Bảo tồn và phát huy các giá trị di tích quốc gia đặc biệt chùa Nhẫm Dương và tiềm năng phát triển du lịch tâm linh khu di tích Nhẫm Dương; Tăng cường công tác quản lý, phát huy các giá trị của di tích và công tác bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa lịch sử khu vực chùa Thánh Quang….

Trên cơ sở đánh giá kết quả nghiên cứu và các ý kiến tham luận tại hội thảo, đã thống nhất nhiều giải pháp để đề xuất đến các cấp, các ngành nhằm gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa, đa dạng sinh học của khu di tích như: Cần xây dựng hệ thống tường rào bảo vệ xung quanh khu di tích vì qua phỏng vấn người dân địa phương cho biết: trước đây vùng núi Nhẫm Dương được bao quanh hệ thống sông, rạch nước nên rất khó tiếp cận. Hiện nay, soogn rạch nước xung quanh được bồi đáp đầy, ranh giới khu di tích và địa phận xung quanh không có. Do đó cần xây hàng rào bảo vệ. Hoặc nếu có thể khôi phục lại đàn khỉ vàng với số lượng cá thể phù hợp vì trước đây ở vùng núi Nhẫm Dương đã có đàn khỉ vàng với hàng trăm cá thể. Nếu khôi phục được sẽ tạo ra môi trường bán tự nhiên. Điều này sẽ làm cho môi trường du lịch tâm linh thêm sinh động và gìn giữ, bảo tồn được loài động vật quý. Nâng cao ý thức tự giác của người dân trong việc bảo tồn và phát huy đa dạng sinh học và lịch sử, văn hóa khu di tích quốc gia đặc biệt ….
Phát biểu tại hội thảo, đ/c Nguyễn Văn Thông – Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh và đ/c Nguyễn Minh Hùng – TUV – Bí thư thị ủy – Chủ tịch HĐND thị xã nhấn mạnh: việc Chín phủ công nhận khu di tích Nhẫm Dương là di tích cấp quốc gia đặc biệt là cơ sở pháp lý quan trọng để giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị to lớn của khu di tích. Nhất là khi giờ đây Kinh Môn đã trở thành thị xã. Khu di tích Nhẫm Dương không chỉ là nơi gìn giữ, bảo tồn nhiều loài động, thực vật quý hiếm của hệ sinh thái núi đá vôi mà còn là điểm dừng chân, tham quan du lịch tâm linh nổi tiếng trong định hướng phát triển ngành công nghiệp không khói của đô thị Kinh Môn./.
Thu Xuân - ĐPT